Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia

Hạt chia (Salvia hispanica) có nguồn gốc từ các khu vực của Mexico và Guatemala nhưng thường được trồng ở nhiều khu vực ở Bắc và Nam Mỹ. Đây là loại hạt cung cấp một danh sách dài các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm chất xơ, protein, mangan và canxi, cùng với nhiều chất chống oxy hóa và axit béo omega-3.

Hạt chia (Salvia hispanica) có nguồn gốc từ các khu vực của Mexico và Guatemala nhưng thường được trồng ở nhiều khu vực ở Bắc và Nam Mỹ. Đây là loại hạt cung cấp một danh sách dài các chất dinh dưỡng mật thiết bao gồm chất xơ, protein, mangan và canxi, cùng với nhiều chất chống oxy hóa và axit béo omega-3.
Hạt chia có lợi cho sức khỏe bao gồm việc thúc đẩy làn da khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu lão hóa, hỗ trợ tim và hệ tiêu hóa, xây dựng xương chắc khỏe. Khoảng 28 gram hạt chia chứa 137 calo; 12,3 gram carbohydrate; 4,4 gram protein; 8,6 gram chất béo; 10,6 gram chất xơ; 0,6 miligam mangan (30% giá trị hằng ngày – Daily Value); 265 miligam phốt pho (27% DV); 177 miligam canxi (18% DV); 1 miligam kẽm (7% DV); 0,1 miligam đồng (3% DV); 44,8 miligam kali (1% DV). Ngoài ra, hạt chia cũng chứa một số axit béo thiết yếu; vitamin A, B, E và D; và các khoáng chất như sắt, iốt, magiê, niacin và thiamine.
Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia
Ảnh: Internet.
Dưới đây là các lợi ích hàng đầu từ hạt chia
Hỗ trợ làn da khỏe mạnh
Hạt chia chứa nhiều chất chất chống oxy hóa, đem lại những lợi ích lớn đối với sức khỏe của da. Chất chống oxy hóa là các hợp chất chống lại tổn hại gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa, đồng thời thúc đẩy sửa chữa mô và chống lại tổn thương da. Trên thực tế, hoạt động chống oxy hóa của hạt chia đã được chứng minh là ngăn chặn tới 70% hoạt động của gốc tự do.
Là một trong những thực phẩm chống oxy hóa cao nhất trên hành tinh, thêm hạt chia vào chế độ ăn uống có thể giúp chống lão hóa sớm và bảo vệ các tế bào da chống lại tổn thương do gốc tự do, giúp tối ưu hóa sức khỏe của làn da.
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Hạt chia cung cấp chất xơ dồi dào. Do hàm lượng chất xơ phong phú, hạt chia có lợi cho sức khỏe tiêu hóa bằng cách thúc đẩy đi tiêu đều đặn và tăng tần số phân để ngăn ngừa táo bón.
Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia
Ảnh: Internet.
Thêm vào đó, chất xơ trong hạt chia còn hấp thụ một lượng nước và nở ra trong dạ dày, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này giải thích vì sao các nghiên cứu lâm sàng cho biết, sử dụng hạt chia có hiệu quả trong việc giảm cân, nhờ nó kiềm chế cơn đói và ức chế sự thèm ăn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ và chất béo có lợi cho tim, hạt chia là thực phẩm hàng đầu khi nói đến sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, một trong những lợi ích sức khỏe mạnh nhất của hạt chia là khả năng giảm viêm và giảm một số nguy cơ của bệnh tim. Bởi viêm gây căng thẳng cho các mạch máu và góp phần gây ra bệnh tim cùng với một loạt các triệu chứng mãn tính khác.
Hạt chia đặc biệt có nhiều axit béo omega-3, thậm chí nhiều omega-3 hơn mỗi gram cá hồi. Omega-3 có tác dụng bảo vệ tim bằng cách hạ huyết áp, mức cholesterol và viêm. Trong khi đó, chất xơ có trong hạt chia có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và giữ cho các động mạch được lưu thống tốt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Cân bằng lượng đường trong máu
Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia
Ảnh: Internet.
Một số nghiên cứu cho thấy hạt chia giàu cả axit alpha-linolenic và chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định để chống lại bệnh tiểu đường và kháng insulin. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thêm hạt chia vào bánh mì trắng làm giảm phản ứng đường huyết, giúp ngăn ngừa đột biến của mức đường trong máu.
Tăng năng lượng và hiệu suất tập luyện
Hạt chia thường được các vận động viên sử dụng để nạp carbohydrate, một chiến lược giúp tối đa hóa việc lưu trữ glycogen trong cơ bắp và gan để tăng sức bền và tăng hiệu suất tập luyện. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Strength and Conditioning đã kết luận rằng việc tiêu thụ hạt chia giúp tăng cường hiệu suất tập thể dục cho các bài tập kéo dài 90 phút, giống như một thức uống thể thao chứa nhiều đường nhưng không có đường. Thêm vào đó, protein trong hạt chia có thể giúp xây dựng khối lượng cơ bắp và tăng sức mạnh để giúp thúc đẩy quá trình tập luyện của bạn.
Giúp xương khỏe mạnh hơn
Một trong những lợi ích sức khỏe của hạt chia là khả năng tăng cường sức khỏe xương và bảo tồn mật độ xương, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Điều này là do hạt chia cung cấp canxi và mangan, hai khoáng chất cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe của xương.
Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia
Ảnh: Internet.
Hỗ trợ giảm cân
Thêm hạt chia vào chế độ ăn uống của bạn là một cách tuyệt vời để giúp giảm cân. Hạt chia cũng được xếp hạng trong số các thực phẩm protein có nguồn gốc thực vật cao hàng đầu. Các nghiên cứu cho thấy việc tăng lượng protein cho cơ thể có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách kiềm chế cảm giác thèm ăn và cắt giảm lượng calo.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Hạt chia chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin A và kẽm, góp phần thúc đẩy sức khỏe răng miệng.
Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia
Ảnh: Internet.
Canxi cần thiết cho việc duy trì sức khỏe răng miệng. Trong khi đó, kẽm ngăn ngừa cao răng bằng cách giữ cho mảng bám không bị khoáng hóa trên răng và có tác dụng kháng khuẩn, giúp loại bỏ mầm bệnh hôi miệng. Vitamin A và phốt pho cũng rất quan trọng đối với răng chắc khỏe và miệng khỏe mạnh, cả hai đều dồi dào trong hạt chia.
Lợi ích của hạt chia trong thai kỳ
Hạt chia mang lại lợi ích không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà cả sự phát triển của bé. Lý do mà mẹ bầu nên đưa hạt chia vào chế độ ăn uống khi mang thai bởi vì nguồn cung Omega-3 dồi dào; cung cấp chất dinh dưỡng bị mất cho cơ thể với nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho, magiê, mangan, đồng, kẽm, sắt và niacin; giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu và giữ cho lượng đường trong máu ổn định; làm chậm quá trình chuyển hóa đường và carbohydrate từ hạt thành năng lượng.
Khỏe đẹp toàn diện với hạt chia
Ảnh: Internet.
Thiên Lâm
Theo Draxe.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chống nắng cho bà bầu an toàn và hiệu quả: Mẹ đã biết chưa?

Trẻ bị sởi nên ăn gì